Khái quát Eusociality

Tính xã hội cao tồn tại trong một số loài côn trùng, giáp xácđộng vật có vú. Nó chủ yếu được quan sát thấy và nghiên cứu trong bộ Hymenoptera (như kiến, ongtò vò) và mối. Trong mỗi đàn các cá thể có sự khác biệt về đẳng cấp: các con chúa và con đực chỉ có vai trò cá thể sinh sản duy nhất, trong khi đó những cá thể lính và thợ làm việc cùng nhau để tạo ra một môi trường sống thuận lợi cho đàn.

Ngoài HymenopteraIsoptera, có hai loài động vật có xương sống có lối sống xã hội cao trong loài gặm nhấm: chuột dũi trụi lôngchuột chũi Damaraland. Một số loại tôm, như Synalpheus regalis, cũng có tính xã hội.

Một số mức độ khác nhau của động vật xã hội cũng được phân biệt. Tính xã hội ở một số loài có mức độ thấp hơn, bao gồm xã hội cộng đồng, giả xã hội, và bán xã hội [2][5].

Trong Eusociality thì được phân biệt ra các mức độ:

  • Mức độ cao hay phức tạp, trong đó các đẳng cấp khác nhau không chỉ về hành vi, sinh lý học và kích thước cơ thể, mà còn có các hình thái học khác nhau rõ ràng với các đặc tính khác nhau. Chúng bao gồm trong ong ong mật (Apini) và ong dú (Meliponini)...
  • Mức độ sơ khai là những loài có tính xã hội, nhưng trong đó đẳng cấp chỉ có thể được phân biệt bằng hành vi hoặc sinh lý, nhưng không theo hình thái học. Ví dụ các loài ong của các chi HalictusLasioglossum.

Một số loài như ong nghệ (Bombus) thì ở giữa xã hội sơ khai và xã hội phức tạp.